Design a site like this with WordPress.com
Get started

Về danh xưng kiến trúc sư ở Việt nam

Dạo gần đây tôi tham gia một online group gồm các kiến trúc sư quốc tế và có nghe một Registered Architect ở Úc tỏ ra rất bức xúc khi nhiều người không phải là Registered Architect giành job của ông ta với giá thiết kế rẻ mạt ( ví dụ nếu tôi qua Úc và thiết kế một cái nhà bên đó, tôi chính là đối tượng ông ấy chỉ trích). Tôi được biết là bên Úc, Mỹ và một số nước châu Âu, để được gọi là Architect hay rõ ràng hơn là Registered Architect rất khó khăn, ngoài kinh nghiệm thực tế nhiều năm, còn phải tốn rất nhiều tiền để học và thi, thi nhiều kỳ và nội dung thi cũng rất khó, bao trùm nhiều lãnh vực. Họ phân biệt với nhiều danh xưng như là Architect, Architecture Designer, hay Project Architect, Design Architect. Liên tưởng đến việc xét lý lịch khoa học và phải thi để có chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc ở Việt nam, tôi thú vị và cần thiết tìm hiểu chuyện này, cụ thể là danh xưng Kiến trúc sư ở Việt nam hiện nay là thế nào.

Với lứa học K92 như tôi nhớ lại thời đó thì thi đậu vào đại học chính qui là một cái gì đó rất ghê gớm, mang tính đổi đời, thời bây giờ 2019 thi vào đại học vẫn còn khá ghê nhưng không thể so như hồi đó, nếu không đậu đại học thì chỉ có đi làm thợ sửa xe, đi làm công nhân ( à quên ! rớt đại học là phải đi nghĩa vụ quân sự trước, còn sống trở về mới đi học nghề). Lúc học đại học cũng đào thải ghê lắm, vô trường 200 sinh viên thì tốt nghiệp được còn non 100. Nhiều người gia cảnh khó khăn, hoặc mê đi làm (sinh viên kiến trúc kiếm được nhiều tiền lắm) học hoài không ra trường được là chuyện bình thường. Khi ra trường thì đương nhiên được gọi là Kiến trúc sư, giống như ra trường Bách khoa thì được gọi là Kỹ sư. Khi người nước ngoài hỏi anh làm gì thì trả lời _ I am an architect . Không có khái niệm Cử nhân kiến trúc.

Như vậy học xong 5 năm và tốt nghiệp đại học kiến trúc thì được gọi là Kiến trúc sư. Nhưng nếu dịch ra là Architect thì thấy hơi sai, đúng ra nên gọi là Intern architect. Cho đến khi nào có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề mới được gọi là Architect.

Đến đây đối chiếu với sự phân biệt Architect và Architectural designer, có nhiều ý kiến nhưng theo tôi thì Architectural designer là Người thiết kế kiến trúc, còn Architect là Kiến trúc sư. Để được gọi là Architect ngoài việc thiết kế được kiến trúc, phải có nhiều kinh nghiệm và am hiểu các lĩnh vực liên quan khác như ME, luật, khí hậu, môi trường…v…v…và sự am hiểu đó ở nước ngoài cụ thể hoá bằng việc học chuyên sâu và thi đậu một hoặc nhiều kỳ thi khắc nghiệt khác. Mở ngoặc ở đây là nếu chỉ so về khả năng thiết kế phối cảnh hay mặt tiền xấu hay đẹp thôi thì nhiều Architect thiết kế còn xấu hơn Architectural designer .

– Có người suốt đời chỉ biết làm cán bộ, làm quan chưa từng sản xuất ra một bản thiết kế nào nhưng lại rất giỏi cái việc làm cho tác giả của những bản thiết kế nào đó cụt hứng bất cứ lúc nào.

– Có những người trên danh thiếp trước chữ kiến trúc có đến vài tiếp đầu ngữ được ghi rất sang trọng nhưng suốt đời hoặc từ rất lâu rồi chưa hề cầm đến cây bút vẽ thế mà rất thạo cái việc phát biểu trước hội đồng nầy, hội thảo nọ và làm rất tốt cái việc tạo ra những phiên bản giống y như họ cho những ai có nhu cầu.

Làm sao để khi nói đến kiến trúc sư thì chủ yếu là nói đến người làm công việc sáng tác thiết kế thực sự chứ không phải đánh đồng với kiến trúc sư quan, kiến trúc sư quản lý, kiến trúc sư thầu, kiến trúc sư chạy chọt…

Kiến trúc sư gạo cội của Việt Nam – Võ Thành Lân

Ngày nay, xã hội phát triển mạnh, công việc của KTS không chỉ ở Việt Nam và các nước khác, ngày càng trở nên quá đa dạng phong phú, trách nhiệm khá cao (Việt Nam chưa nhưng bên Úc nghe nói là KTS rất sợ bị kiện, lớ quớ là tán giá bại sản chứ chẳng chơi) cho nên KTS bị phân hoá chuyên môn thành nhiều loại, nhiều kiểu. Tuy học cùng trường, cùng số lượng môn học kỹ thuật và mỹ thuật như nhau, nhưng ra đời, một phần do sở trường sở đoản, bản chất mỗi người, một phần do công việc đưa đẩy, họ làm những công việc khác nhau và dần trở nên giỏi ở những việc mà mình thường làm, chuyên làm. Người chuyên thiết kế, người chuyên thi công. Người giỏi lo ngoại giao từ đi kiếm công trình cho đến đi xin chủ trương quy hoạch, chạy chọt xin phép xây dựng, xin phép đầu tư. Người thì chuyên làm công trình nhà nước….Nói chung là rất đa dạng phức tạp.

Như vậy thì kiến trúc sư ở Việt nam sau khi ra trường làm những công việc gì ? Tạm mượn các chức vị tiếng Anh để dễ so sánh và các bạn trẻ cập nhật trên thị trường lao động nhé

Design Architect

Là kiến trúc sư chuyên trách công việc thiết kế. Có thể phân làm 2 loại kiến trúc sư chuyên làm concept (Concept Architect -là người sáng tạo ra các ý tưởng ban đầu) và kiến trúc sư chuyên về khai triển (Technical Architect – là người giỏi và chuyên về khai triển các chi tiết kỹ thuật). Nếu như Concept Architect đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và kỹ năng thuyết trình, đồ hoạ thì Technical Architect đòi hỏi am hiểu, giỏi về kỹ thuật thi công. Concept Architect thì có vẻ danh giá do nó đòi hỏi chất sáng tạo, nhiều chất nghệ hơn, nhưng khi đi làm các công ty nước ngoài những ông rất giỏi khai triển kỹ thuật lại dễ tìm việc và dễ leo lên vị trí cao.

Visualize Architect

Khi chuyên làm công việc diễn hoạ, vẽ 3D, nếu có học đại học kiến trúc thì tạm gọi là Visualize Architect cho nó ngầu. Còn nếu chỉ học những khoá dạy vẽ, diễn hoạ kiến trúc ngắn hạn thì được gọi là Architectural Visualizer hay 3dman.

Nhớ lại lúc xưa đi phụ các anh học lớp trên vẽ phối cảnh, bắt đầu bằng tô màu, kêu tô màu gì thì tô màu đó, đổ bóng này nọ, dần dần được tô chuyển, rồi vẽ cây dễ, đỉnh cao là được vẽ bao cảnh. Nhớ lại năm 1994, 1 đêm phụ việc được mấy anh trả khoảng 50k, mừng rơn. Lâu lâu có mối riêng tự xử cũng kiếm được rủng rỉnh. Thời máy móc chưa có, phải diễn hoạ hoàn toàn bằng tay, Architectural Visualizer rất khó làm nên là một chức danh khá là danh giá, tài năng của họ nhiều lúc còn hơn cả hoạ sĩ. Thời năm 1997 khi tôi mới ra trường, thấy có nhiều anh vẽ giỏi ra trường không thèm vô các xưởng thiết kế mà cứ nhận vẽ phối cảnh thuê thế mà giàu. Lương thời 1997 kiến trúc sư mới ra trường chừng 1,2 triệu/tháng, mà ổng quất 1 cái phối cảnh màu trong 1 đêm lấy 2 triệu ngon ơ, nhiều khi hàng nhiều có mấy em sinh viên phụ ổng vẽ 3 cái một đêm, lấy 6 triệu, chi phí ăn uống cho mấy em nó này nọ còn 1 cục tiền. Giàu lên thấy rõ.

Trở lại kiến trúc sư chuyên diễn hoạ 3D, do thời bây giờ máy móc hổ trợ tận răng, chỉ cần học vài tháng đến 1 năm, có chút năng khiếu mỹ thuật là có thể vẽ được 3D, nên nhiều người lầm tưởng vẽ được 3D vài cái nhà, vài góc nội thất đẹp là thành kiến trúc sư, rồi tư xưng ta đây kiến trúc hay designer. Họ đâu biết để trở thành kiến trúc sư hay designer, phải học 4 hoặc 5 năm, không chỉ học kỹ thuật vẽ mà quan trọng là cần bấy nhiêu đó thời gian, đủ thứ môn học từ toán cao cấp, kết cấu, cho đến vẽ chì, vẽ nước, vẽ tượng, rồi nặn tượng…v…v… mới hình thành phần nào được tư duy thẩm mỹ, nôm na là có được con mắt nghệ thuật cơ bản. Cho nên nếu chưa kinh qua chừn ấy năm học thì chỉ là kỹ thuật viên 3D thôi. Điều này giải thích tại sao kiến trúc sư diễn hoạ 3D thì thường có hồn có vía hơn 3dman. Một phần do họ được đào tạo con mắt nghệ thuật và họ đủ trình để cộng hưởng với người kiến trúc sư thiết kế concept mà giúp thăng hoá thiết kế lên một tầm cao hơn.

Project Architect

Ở trên có nhắc đến Technical Architect là những KTS giỏi trong việc triển khai bản vẽ, giúp biến những ý tưởng mơ hồ thành những bản vẽ rõ ràng mạch lạc. Tuỳ vào khuynh hướng bản thân và đưa đẩy của công việc mà sẽ hình thành nên loại KTS nào. Có người rất giỏi Concept nhưng lại rất dở về khai triển và ngược lại. Người KTS giỏi khai triển thường phải bước ra công trường thực tế, va chạm với giải pháp thi công, với vật liệu, với đủ thứ vất đề khác thì họ sẽ dần giỏi nghề hơn, họ vẽ sát thực tế hơn và biết cách giải quyết những vấn đề mà cả người làm Concept lẫn người làm thi công đều không tối ưu được. Xin giới thiệu Project Architect – KTS thi công, học không khai triển mà thi công từ bản vẽ khai triển của người khác. Đúng qui trình là 3 loại KTS này phải biết tôn trọng và hợp lực với nhau để tối ưu hoá kết quả. Lý thuyết là vậy, thực tế do thời gian, chi phí 1 trong 3 ông sẽ choàng việc của 2 ông còn lại. Nếu người Project Architect này mà am hiểu thêm về các lãnh vực khác như Sales Marketing…thì họ dần trở thành Project Director.

Project Director

Có thể xuất thân từ Architecture, Sales, Marketing hay Finance nhưng ở tầm mức này thì buộc phải am hiểu những lãnh vực liên quan, hoặc khôn khéo có phụ tá mạnh ở những lĩnh vực mà mình không chuyên. Tuỳ thể loại dự án mà chọn Project Director xuất thân từ ngành nghề thích hợp.

Hồi còn đi học có lần thầy môn Nguyên lý thiết kế nói – KTS là nghề khá tổng hợp, học xong có thể chuyển sang làm nhiều nghề khác, thậm chí đi buôn cũng được. Có thể là do người KTS buộc phải am hiểu về quy trình vận hành nói chung của đa dạng ngành nghề. Không biết nó vận hành thế nào thì làm sao thiết kế. Từ vận hành thực tế sang vận hảnh ảo, tức là qui trình hoạt động chỉ là gang tấc. Cho nên chỉ cần thích thì học kiến trúc có thể làm được khá nhiều nghề dĩ nhiên phải nhạy bén một chút.

Advertisement

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: