Design a site like this with WordPress.com
Get started

Các phong cách kiến trúc

Đối với thiết kế kiến trúc mà nói thì không có phong cách kiến trúc -Architectural Style, chỉ có Tiêu chí thiết kế kiến trúc – Architectural Principles, chính là những tiêu chí mà người kiến trúc sư bám sát trong quá trình thiết kế của mình. Tuy nhiên để dễ hình dung, tạm gọi chung Phong Cách Thiết Kế là khái niệm xuất phát từ thiết kế nội thất, mỹ thuật công nghiệp và thiết kế thời trang để nói về các hình thức mỹ thuật trong kiến trúc. Hiểu biết sơ bộ về các phong cách kiến trúc cũng như các trường phái, trào lưu mỹ thuật trang trí nội thất từ cổ chí kim sẽ cung cấp cho quý vị một chiều sâu cần thiết về kiến thức và cảm nhận mỹ thuật cũng như giúp hiểu rõ thực sự xu hướng thẩm mỹ của quý vị, nhằm áp dụng tùy biến vào quá trình kiến tạo tổ ấm đặc trưng của riêng mình mà không sợ bị chệch khỏi các chi tiết đặc thù của các phong cách mỹ thuật, từ đó xác định một đẳng cấp sang trọng thuần chất không pha tạp của ngôi nhà, hoặc có pha trộn cũng biết pha như thế nào, pha trộn ra sao.

Contemporary – Đương đại 

Kiến trúc đương đại nói chung đến phong cách kiến trúc phổ biến hiện nay. Nhìn chung có đặc điểm trong sáng, hiện đại, nhẹ nhàng, tận dụng tối đa cá ưu thế của vật liệu hiện đại để vượt nhịp lớn, tạo khối dáng rất hiện đại với các chi tiết mặt tiền mang đậm tính mỹ thuật đương đại.

Minimalism – Tối giản 

Mediterranean – Địa Trung Hải 

Gọi chính xác hơn là phong cách Mediterranean Revival, là một phong cách kiến trúc chiết trung (electic) bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19, trở nên phổ biến vào thập niên 20, 30. Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải có khởi nguồn từ các quốc gia Âu châu phía Bắc bờ biển này là Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp và hiện nay còn có rất nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc hiện đại Tây Ban Nha. 

Nhắc đến phong cách Địa Trung Hải, người ta hình dung ra những mái vòm thoáng rộng và những veranda (hành lang) bao quanh hàng hiên. Những mặt bàn, tủ, đế tượng… với các giá đỡ, chân trang trí kỹ lưỡng bằng những vòng xoáy. Các đồ nội thất ngũ kim thường được đánh bóng và mạ tinh xảo.Tường chủ yếu bọc vải với nhiều trang trí ở lò sưởi và mặt lò. 

Nhìn chung phong cách Mediteranean bắt nguồn từ các nước ven biển Địa Trung Hải đầy nắng ấm, khí hậu ôn hoà, dễ chịu nên nhìn chung ngoại thất có màu sắc tuơi sáng vui tươi, như những tiếng vọng từ bầu trời xanh, bãi cát đầy nắng, màu xanh olive, màu đất nung terracotta ấm, màu hoa lavender và màu lúa mì thơm ngát. Tường thường có màu trắng, vàng nắng nhạt, ngói luôn là màu đỏ tươi, không gian rộng thoáng với các cửa sổ rộng.

Tuscan

Tuscan là vùng đất thuộc Ý, nơi sản sinh 1 trào lưu thiết kế trang trí nhà ở khá được ưa chuộng trên thế giới, lấy nguồn cảm hứng từ các yếu tố thiên nhiên như những bức tường đá chẻ rêu phong, nhiều họa tiết rối rắm làm từ sắt uốn đúc, nền đá marble, nền gạch gốm, đồ furniture gỗ cứng vững chắc… gợi hình ảnh những nông trại mộc mạc, thô sơ, ấm áp và đáng yêu bên những sườn đồi đầy nắng

Art Nouveau

Art Deco

Đặc điểm nhận biết: 

Hình khối giản dị mang tính hiện đại, đại đa số là mái bằng, sử dụng với liều lượng vừa phải các họa tiết trang trí trên mặt đứng.

Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Phong cách này ảnh hướng đến mọi lĩnh vực của thiết kế, bao gồm  kiến trúc, nội thất, mỹ thuật công nghiệp, cũng như các nghệ thuật thể hiện như thời trang, vẽ, graphic, điện ảnh. Vào thời đó, phong cách này được xem là thanh lịch, tao nhã, diễm lệ, công năng tốt và hiện đại.

Trào lưu này là một sự pha trộn của nhiều trường phái vào đầu thế kỷ 20, bao gồm Tân cổ điển Neoclassic, Kết cấu Constructivism, Lập thể Cubism, Hiện đại Modernism, Tân nghệ thuật Art Nouveau, và Tương lai Futurism. Các hình khối liên hợp nó, và phong cách sắp xếp hợp lý của công nghệ hiên đại kết hợp mô hình bởi các biểu tượng được lấy từ vùng Viễn Đông, La Mã cổ Hy Lạp. Châu Phi. Và các nền văn hóa Maya và Aztec.

Art Deco thường dùng các vật liệu như là nhôm, inox, sơn mài, nhựa bakelite, chrome và gỗ khắc chạm cũng như các loại vật liệu ngoại lai như da cá mập, da ngựa vằn. Không như Art Nouveau sử dụng các đường cong lả lướt tự nhiên, Art Deco dùng các cung tròn hình học nghiêm ngặt, có bậc cấp, những học tiết chéo ( chevron ), những hình dạng zigzag, những motif vòi nước và ánh mặt trời loé sáng. 

Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị.

Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng là hình loại kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài hoà với khí hậu và cảnh quan Hà Nội.

Baroque

Đặc điểm nhận biết:

– Gian giữa giáo đường dài hẹp nay mở rộng hơn, đôi khi có hình tròn.
– Sử dụng ánh sáng kịch tính hơn, hiệu ứng tương phản sáng tối mạnh hơn ( vd nhà thờ Weltenburg Abbey), sử dụng ánh sáng đồng dạng bởi hàng loạt cửa sổ
– Dùng vật trang trí thể hiện sự giàu có ( chi tiết gỗ, mạ vàng, đắp xi măng, đá cẩm thạch)
– Bích họạ chiếm tỉ lệ lớn.
– Mặt tiền thường có sự nhô ra rất ấn tượng ở trung tâm
– Nội thất thường không khác gì một cái vỏ để sơn vẽ và điêu khắc ( đặc biệt là hậu Baroque)
– Những hiệu ứng hão huyền giống như là nghệ thuật vẽ tranh như thật và sự trộn lẫn nghệ thuật vẽ tranh và kiến trúc

Kiến trúc Baroque, đầu thế kỷ 17 tại Ý, lấy ngôn ngữ Roman vị nhân văn của kiến trúc Phục hưng và dùng nó theo kiểu thời trang điêu khắc hoa mỹ, phô trương, màu mè, thể hiện sự thắng thế của nhà thờ và nhà nước chuyên chế thời kỳ đó. Sự quan tâm mới của kiến trúc về màu sắc, ánh sáng và bóng đổ, các giá trị nghệ thuật điêu khắc và sự xúc cảm mãnh liệt làm nên những đặc trưng của kiến trúc Baroque. Bất kỳ ở nơi nào phong trào Phục hưng thể hiện sự giàu có và quyền lực của các tòa án của Ý, của sự pha trộn của các thế lực thế tục và tôn giáo, thì ít nhất kiến trúc Baroque ở đó, chỉ thẳng đến Counter-Reformation, một phong trào trong Giáo hội Công giáo cải cách chính nó để phản ứng lại cuộc Cải cách Tin lành.

Rococo

Rococo, còn gọi là hậu Baroque, xuất hiện vào thế kỷ 18, khi các nghệ sỹ Baroque từ bỏ tính đối xứng và gia tăng nhiều hơn các chi tiết trang trí, cầu kỳ, hào nhoáng, hoa mỹ và không nghiêm túc. Những căn phòng Rococo được thiết kế như 1 tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn với đồ nội thất được trang trí cầu kỳ, tao nhã, những món điêu khắc nho nhỏ, những tấm gương đậm chất trang hoàng, nhiều thảm, chi tiết đắp nổi và bích hoạ.

Trường phái này đã bị thay thế rộng rãi bởi trường phái Tân cổ điển. Năm 1835, tự điển hàn lâm Pháp tuyên bố rằng từ Rococo “ thường nói đến sự trang hoàng, phong cách và thiết kế lien quan đến cuối triều đại vua Louis 15, đầu triều đại vua Louis 16”. Nó bao gồm tất cả loại nghệ thuật ra đời khoảng giữ thế kỷ 18 tại Pháp.

Từ Rococo kết hợp từ rocaille, tiếng Pháp, nghĩa là đá với từ coquilles, nghĩa là vỏ sò, sự kết hợp dựa vào những yếu tố này tạo nên motif trang trí Rococo. Nó cũng có thể liên quan đến từ Bồ Đào Nha barocco ( chỉ những con trai có hình dáng bất thường), hoặc có nghĩa là trường phái Baroque. Do bởi Rococo ưa thích những đường cong vỏ sò và tập trung vao nghệ thuật trang trí, vài nhà phê bình dung thuật ngữ này để ngụ ‎y một cách miệt thị rằng phong cách phù phiếm, chỉ là thời trang ; khi thuật ngữ này được dùng lần đầu ở Anh vào năm 1836, nó đã từng là 1 câu nói thông dụng mang nghĩa lỗi thời. Tuy nhiên từ giữa thế kỷ 19, thuật ngữ này đã được các sử gia nghệ thuật chấp nhận. Nói chung tuy vẫn còn vài tranh luận về vai trò đáng kể của trường phái này, Rococo, ngày nay, được công nhận như là một giai đoạn phát triển chủ yếu của nghệ thuật châu âu. 

Ý kiến cá nhân tôi cho kiến trúc của cung đình Huế khá tương đồng với Roccoco khi chú trọng trang trí những mảng tường với các kiểu hoa văn chạm khắc đa dạng tuỳ theo văn hoá bản địa mà có các nội dung hình thức khác nhau.

Neoclassic – Tân cổ điển

Neoclassic hay New classic là phong cách kiến trúc lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc cổ điển của Hy Lạp cổ đại và Rome. Ra đời khoảng giữa thế kỷ 18 như là một sự phản ứng lại với trào lưu Rococo có phần hơi ” quá chi tiết và rối rắm “, Neoclassic chú trọng đến chất lượng mỹ thuật của diện hơn là khối, được nhấn mạnh với các hiệu ứng sáng và bóng đổ và dễ dàng nhận biết với chi tiết các thức cột, đầu hồi và gờ chỉ trang trí. Ngày nay phong cách tân cổ điển vẫn còn khá được ưa chuộng đặc biệt với những người trung tuổi, tài chánh khá, thích vẻ đẹp cổ điển sang trọng.

sẽ soạn và viết tiếp khi rãnh rỗi

Advertisement

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: