Design a site like this with WordPress.com
Get started

Quy trình rút gọn của việc thiết kế một ngôi nhà

Với một quảng thời gian hợp lý từ 1 tháng đến 6 tháng thì quy trình thiết kế rút gọn một ngôi nhà mới sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Bước 1 : Xem xét bản vẽ và nghiên cứu thực địa.
Bước 2 : Tìm hiểu và xác lập nhu cầu sử dụng 
Bước 3 : Phân tích hướng dẫn thiết kế với góc nhìn phong thủy

Ký hợp đồng thiết kế kiến trúc

Bước 4 : Bản vẽ thiết kế sơ bộ
Bước 5 : Phối cảnh ngoại thất
Bước 6 : Khai triển bản vẽ thi công

Đến đây, chủ nhà hoàn toàn có thể yên tâm tiến hành việc xây dựng. Nếu muốn ngừng lại ở bước này thì chủ nhà cũng đã có 1 bộ bản vẽ thiết kế đảm bảo thích dụng về công năng sử dụng, phù hợp về phong thủy và đầy đủ cho xây dựng.  Phân tích lợi và bất lợi khi ngưng thiết kế ở bước này

Trường hợp chủ nhà quan tâm và muốn thiết kế chi tiết vào nội thất thì tiếp tục thực hiện gói thiết kế nội thất bao gồm

Bước 7 : Thiết kế nội thất với hình ảnh 3D

Chủ nhà có thể ngưng ở đây để tuỳ biến trong việc trang trí thi công nội thất hoặc tiếp tục với bước kế tiếp.

Bước 8 : Khai triển chi tiết thi công sản xuất nội thất

Ở Việt nam, do cạnh tranh Bước 8 sẽ được các nhà thầu nội thất miễn giảm chi phí nếu họ nhận được Hợp đồng thực hiện thi công. Đó là họ đang tiết kiệm bằng cách kết hợp Bước 8 (Thiết kế bản vẽ kỹ thuật – Technical drawing) và Bước 9 (Thiết kế bản vẽ sản xuất thi công – Shop drawing).

Các kiến trúc sư luôn khuyên chủ đầu tư sử dụng trọn 8 bước vì họ chủ động và theo sát được thiết kế của họ , đảm bảo tác phẩm của họ đúng chất thiết kế. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên thực tế nhiều chủ nhà vì lý do tài chánh hay ý thích muốn can thiệp sâu vào nhà mình, nên tôi chủ động chia ra các bước để tuỳ biến.

Nhà làm lên đẹp hay không, không phải chỉ do KTS giỏi mà là do sự phối hợp, làm việc, đúng cách giữa chủ nhà và KTS thiết kế. Chủ nhà không biết mình thích gì, muốn gì, bỏ hẳn cho ông KTS muốn làm gì thì làm là không được, ngược lại chuyện nhỏ chuyện to gì cũng nhúng mũi vào, điều khiển ổng làm theo ý mình, biến người KTS thiết kế thành thợ vẽ thì càng bét nhè hơn. Chủ nhà giỏi là chủ nhà biết chọn KTS thích hợp và sử dụng, tận dụng tối đa kiến thức chuyên môn của người KTS đó bằng cách lắng nghe ý kiến chuyên môn của họ.

Advertisement

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: